Nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp xe ga Honda, Yamaha và cơ chế truyền động V Matic

Xe tay ga thường sử dụng bộ ly hợp tự động ly tâm, cơ chế truyền động V-matic ẩn trong phần vỏ bên trái của động cơ. Điều này giúp cho các xe tay ga phải không đòi hỏi thao tác sang số.

Xem thêm tại : https://daichi.vn/blogs/con-xe-may

Cấu tạo cơ bản của bộ ly hợp xe tay ga Honda, Yamaha

Bộ ly hợp còn được gọi là bộ côn đóng vai trò thực hiện chuyển động quay của động cơ và truyền đến bánh xe, khiến xe chuyển động về phía trước. Bộ ly hợp thường có cấu tạo hoạt động chính gồm vỏ nồi ly hợp (còn được gọi là chuông côn), guốc ly hợp (tên khác là ba búa, búa côn) và bộ phận ly hợp tải (chính là côn sau sử dụng lá côn dạng các tấm đĩa thép).

Bộ côn nguyên bộ được cung cấp bởi Terasu Daichi

Guốc văng ly hợp hay còn được gọi là ba búa (vì có dạng ba càng búa)

Nồi ly hợp (chuông côn)

Cơ chế truyền động V-matic của hộp số tự động xe tay ga

Hộp số xe ga có cấu tạo đơn giản gồm 1 dây curoa và 2 puli 
Dây curoa: Đai truyền bằng cao su có độ bền cao. 
Một puli sơ cấp gắn với trục quay động cơ và một puli thứ cấp dẫn đến bánh xe.
Mỗi puli được tạo thành từ hai khối hình nón có góc nghiêng 20 độ đặt đối diện với nhau. Dây đai hình chữ V chạy giữa hai khối làm từ cao su, có ma sát cao, hạn chế trượt.

Khi động cơ quay ở tốc độ chậm, lực ly tâm của cụm guốc nhỏ, chưa thắng được lực của lò xo nên bề mặt làm việc của guốc không tiếp xúc và ma sát được với vỏ nồi ly hợp, lực quay không được tạo ra và xe không chuyển động.

Khi tốc độ động cơ tăngguốc ly hợp thoát khỏi lực kéo của lò xo và văng ra bám lên bề mặt làm việc của vỏ nồi khiến vỏ nồi quay. Nhờ hai bánh răng khớp giữa hai bộ phận ly hợp khiến côn sau quay, sau đó tiếp tục truyền lực tới hệ thống truyền bánh sau giúp xe chuyển động.

Cơ chế sang số V-Matic sẽ thực hiện bằng cách thay đổi đường kính của puli. Việc thay đổi độ rộng, hẹp của puli sẽ dẫn đến sự thay đổi trạng thái tương ứng của đai truyền động. Khi xe tăng tốc, động cơ quay nhanh hơn, puli phía động cơ sẽ đẩy dây curoa về phía ngoài, puli phía bánh xe sẽ đẩy dây curoa vào bên trong.

Cụ thể là, khi động cơ mới khởi động chạy, dây curoa nằm trong cùng ở puli sơ cấp và vị trí ngoài cùng của puli thứ cấp. Tỷ số truyền đạt cực đại tương tự như số 1 trên xe số. Lực truyền tới bánh sau lúc này là lớn nhất với vận tốc di chuyển thấp.
Khi vận tốc động cơ tăng, lực li tâm lớn làm các con lăn trọng lượng trên puli sơ cấp di chuyển ra phía ngoài, đai truyền động quay quanh puli sơ cấp cũng bị đẩy ra ngoài tương ứng với đai truyền động ở puli thứ cấp bị đẩy vào trong (làm nén lò xo). Tỷ số truyền lúc này giảm dần, vận tốc di chuyển của xe tăng.

Như vậy có thể hiểu đơn giản, đường kính puli thứ cấp phía bánh xe càng nhỏ thì xe chạy càng nhanh và ngược lại.

Trên đây là phần giới thiệu tổng quan nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp tự động xe tay ga Honda, Yamaha và cơ chế truyền động V-Matic đang được áp dụng ở đa số xe tay ga trên thị trường. Rất mong sẽ giúp ích được phần nào các bạn đọc.
Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ 036.49.56789
Công ty TNHH Daichi Việt Namchuyên cung cấp các loại phụ tùng xe máy Honda, Yamaha chính hãng thương hiệu Terasu Daichi, hoạt động trên toàn quốc với kinh nghiệm gần 10 năm phục vụ khách hàng gần xa. 
Địa chỉ: 592 Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng, Hà Nội.


Cũ hơn


Top