PHANH XE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ PHANH XE ( P1 )

Phanh xe là bộ phận mang tính an toàn quan trọng nhất trên chiếc xe bạn đang sử dụng. Hiểu về hệ thống phanh để bạn có thể tận dụng tối đa công dụng và tạo sự an toàn cao nhất.

Xem thêm tại :https://daichi.vn/blogs/ma-phanh-giam-xoc

Công dụng chính của hệ thống phanh là nhanh chóng giảm tốc độ và dừng chiếc xe máy. Bạn sẽ thực hiện thao tác phanh xe khác nhau tùy theo 02 loại xe:

1. Xe số: bóp tay phanh (nằm bên phải) đối với phanh bánh trước. Đạp cần phanh ở phía chân phải đối với phanh bánh sau.

2. Xe tay ga: phanh bánh trước sử dụng tay phanh bên phải. Bóp tay phanh bên trái sẽ kích hoạt phanh bánh sau. 

Cấu tạo Đến đây, có thể bạn đã nhận ra hệ thống phanh hoạt động nhờ vào lực ma sát. Để tạo ra lực ma sát, cấu tạo của hệ thống phanh cũng có 02 loại khác nhau:

1. Phanh tang trống: loại này thường được sử dụng trước đây. Cấu tạo gồm bộ guốc phanh tạo ma sát với mặt trong của chiếc “đùm” (hub) trên bánh xe. Đối với phanh trước thường được điều khiển bởi một dây cáp nối với tay phanh. Phanh sau điều khiển bằng một cần nối với bàn đạp phanh.

2. Phanh đĩa thủy lực: loại này có cấu tạo phức tạp hơn. Bao gồm một đĩa kim loại hình tròn, thông thường là thép. Được xử lý bề mặt trơn láng. Có các rãnh tản nhiệt và được gắn vào phần “đùm xe” bằng các bu-lon. Phần giữ các tấm ma sát (bố phanh) được gọi là “heo dầu” hoặc “heo phanh” (caliper). Bên trong heo dầu là các piston tạo lực đẩy các má phanh. Tay phanh, bàn đạp phanh được kết nối với một bộ xy-lanh piston để đẩy dầu phanh từ bình chứa qua dây dẫn đến heo dầu.

Guốc phanh, bố phanh có một lớp sợi tổng hợp để tạo ma sát với đùm, hay đĩa phanh. Hiệu quả phanh Phanh đĩa thủy lực có hiệu quả phanh cao hơn phanh tang trống. Với việc kéo tay phanh, hoặc đạp cần phanh, guốc phanh sẽ được một đòn bẩy đẩy ra. Và mặt bố sẽ ma sát với thành trong của đùm xe. Lực ma sát này giúp bánh xe ngừng quay, chiếc xe giảm tốc độ và dừng lại. Đòn bẩy nhỏ, tạo lực đẩy nhỏ, lực đè của guốc phanh lên thành trong của đùm không đủ lớn. Cấu tạo đùm bánh xe không đủ tạo ra bề mặt bên trong đủ độ trơn để tạo ma sát tốt với mặt bố guốc phanh .

Do đó, Phanh tang trống kém hiệu quả hơn phanh đĩa. Với phanh đĩa thủy lực, áp lực dầu tạo ra từ bộ xy-lanh piston qua dây dẫn đến heo dầu lớn hơn nhiều so với lực kéo của dây phanh tang trống. Đồng thời, piston trong heo dầu cũng tạo một lực đẩy lớn hơn đối với bố phanh so với đòn bẩy của guốc phanh. Từ đó, lực ma sát của bố phanh lên đĩa thắng cao hơn. Bên cạnh đó, với cấu tạo trơn láng bề mặt của đĩa thép, giúp tạo lực ma sát với bố phanh tốt hơn. 


Cũ hơn


Top