PHANH XE VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỆ THỐNG PHANH XE ( P2 )

Với phanh đĩa thủy lực, áp lực dầu tạo ra từ bộ xy-lanh piston qua dây dẫn đến heo dầu lớn hơn nhiều so với lực kéo của dây phanh tang trống. Đồng thời, piston trong heo dầu cũng tạo một lực đẩy lớn hơn đối với bố phanh so với đòn bẩy của guốc phanh. Từ đó, lực ma sát của bố phanh lên đĩa thắng cao hơn. Bên cạnh đó, với cấu tạo trơn láng bề mặt của đĩa thép, giúp tạo lực ma sát với bố phanh tốt hơn.

Trang bị trên xe: Việc trang bị loại phanh trên xe máy tùy thuộc vào công suất động cơ, loại xe, giá cả,… Phanh tang trống với thiết kế ít chi tiết, hoạt động cơ khí đơn giản. Sửa chữa, thay thế phụ tùng dễ dàng và nhanh. Tuy nhiên, hiệu quả phanh thấp. Trước đây thường được trang bị trên các loại xe giá rẽ, công suất động cơ thấp. Khi các hãng xe sử dụng động cơ với công suất cao hơn, cùng giá thành chiếc xe cũng tăng lên. Họ bắt đầu trang bị phanh đĩa thủy lực cho phanh trước của xe.

Phanh đĩa thủy lực với hiệu quả phanh cao hơn phanh tang trống. Thiết kế hiện đại, và nhìn “ngầu” hơn. Dần dần, cả phanh sau cũng được trang bị phanh đĩa cho những chiếc xe máy đắt tiền. Tuy vậy, với những tín đồ “cổ điển”, họ vẫn tìm và trang bị những chiếc phanh tang trống đẹp mắt cho “báu vật” của mình.

Mài mòn và vệ sinh: Lớp bố trên guốc phanh hay má phanh đều được cấu tạo từ sợi tổng hợp. Chất liệu này mềm hơn là chất liệu bằng nhôm của đùm xe hoặc thép của đĩa phanh. Do đó, bố sẽ bị mài mòn nhanh hơn. Với phanh tang trống, bụi do ma sát giữa lớp bố guốc phanh với đùm sẽ nằm lại bên trong. Đồng thời, đòn bẩy chỉ đẩy một bên của guốc phanh. Do đó, lớp bố ma sát trên guốc phanh mau bị mài mòn, và mòn không đều. Từ đó làm giảm nhanh khả năng tạo ma sát và mất công dụng của phanh. Với phanh đĩa, toàn bộ bề mặt bố được tiếp xúc với mặt phẳng của đĩa phanh. Do đó, bố sẽ mòn đều.

Tùy vào công suất của xe, tần suất sử dụng phanh, mức độ mài mòn sẽ diễn ra nhanh hoặc chậm. Việc vệ sinh phần bụi do ma sát đối với má phanh đĩa dễ dàng hơn do nằm bên ngoài. Vệ sinh đơn giản bằng cách lau lớp bụi trên đĩa thắng bằng khăn. Dùng hơi để thổi vào khoảng hở giữa bố và đĩa phanh. Chú ý không sử dụng dầu, nhớt, chất lỏng không khô, vì sẽ làm mất khả năng ma sát giữa bố và đĩa.

Thay lớp bố mới: Trên bề mặt bố của guốc và má phanh, sẽ có các rãnh giúp theo dõi độ mài mòn.

Khi các rãnh này không còn nhìn thấy trên mặt bố, đó là lúc cần thay mới. Tuy vậy, đối với phanh tang trống, không thể nhìn thấy. Hoặc theo cảm tính từ việc sử dụng phanh, chúng ta dễ dàng nhận ra phanh không còn tác dụng đối với phanh đĩa. Hoặc không có tác dụng mặc dù đã tăng hết mức phanh đối với phanh tang trống. Vậy đó cũng là lúc nên thay mới guốc phanh hoặc các má phanh.

Xem thêm tại: https://daichi.vn/collections/ma-phanh-dia

Trước đây, thường sử dụng cách dán lại lớp bố trên guốc hoặc má phanh, do chi tiết bằng kim loại không bị hỏng hay mài mòn. Cách này không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Đồng thời, hiện nay việc mua một bộ guốc phanh hay má phanh mới rất dễ dàng.. Đồng thời có nhiều loại chất liệu bố đi kèm giá bán không đắt để chọn lựa phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Do đó, tốt hơn bạn nên mua để thay mới guốc hoặc má phanh.

Kiểm tra và bão dưỡng: Là một hệ thống quan trọng về an toàn, bạn cần thường xuyên kiểm tra và bão dưỡng phanh. Ngoài guốc và má phanh nói trên, bạn cần kiểm tra bảo dưỡng các chi tiết:

1. Phanh tang trống: Kiểm dây cáp phanh trước quá căng, hoặc quá dài. Lực kéo của cáp. Tra dầu bôi trơn cho cáp và các đầu dây cáp. Vệ sinh phần tay đòn nối với đầu cáp có hoạt động trơn tru. Kéo tay phanh và thả ra xem tay đòn có trả về vị trí cũ. Việc này để kiểm tra lò xo và đòn bẩy guốc phanh bên trong có hoạt động tốt. Đối với phanh sau cũng thực hiện tương tự, nhưng bạn không phải kiểm tra cáp, bởi đũa phanh bằng thép ít khi hư hỏng.

2. Phanh đĩa thủy lực Bạn cần kiểm tra cẩn thận hơn đối với phanh đĩa. Chiếc đĩa phanh bị cong vênh hoặc mài mòn quá nhiều cũng gây giảm hoặc mất hiệu quả phanh. Bạn cũng cần lau sạch đĩa không để dính dầu, nhớt, chất lỏng, bụi. Kiểm tra áp lực dầu. Kiểm tra các đầu nối dâu dẫn dầu, các phốt trên xy-lanh piston tay phanh, các bu-lon đầu dẫn trên heo dầu. Cần thay thế và vệ sinh ngay nếu có tình trạng rò rỉ dầu. Việc châm thêm dầu phanh hoặc thay mới, cần được thực hiện đúng kỹ thuật.

Do đó, bạn nên đưa xe tới dịch vụ chuyên nghiệp để kỹ thuật viên thực hiện thao tác này. Bạn cũng có thể thay mới một bộ tay phanh, bộ xy-lanh piston, bình chứa dầu phanh, hoặc một bộ heo dầu mới, một chiếc đĩa phanh chất lượng cao hay là một bộ dây dẫn với chất lượng tốt hơn. Giúp bạn tự tin hơn với hệ thống phanh của mình.

Hệ thống phanh hiện đại: Trên các dòng xe đời mới, với trang bị hệ thống điều khiển điện tử cao cấp, hệ thống phanh cũng được can thiệp tự động bởi các bộ xử lý điện tử. Các bộ xử lý này với nhiệm vụ giúp cho hệ thống phanh hiệu quả hơn. Tạo sự an toàn cho người điều khiển và chiếc xe trong nhiều trường hợp đặc biệt. Các trang bị này thường sử dụng với loại phanh đĩa thủy lực. 

Hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Giúp tránh tình trạng phanh gấp và lâu, dẫn đến bánh xe bị khóa cứng tức thời, gây ra hiện tượng trượt của bánh xe trên đường, mất kiểm soát đối với xe. Tuy nhiên, hệ thống ABS lại không thật sự hiệu quả đối với loại đường gồ gề, trơn trượt, hoặc mặt đường có nhiều vụn đá, sỏi, bùn,… Trên một số dòng thể thao cao cấp, hệ thống phanh còn được trang bị điều khiển tự động tăng giảm mức phanh giúp chiếc xe dễ dàng vào cua và ra khỏi góc cua. Hệ thống được trang bị với nhiều loại cảm biến phức tạp: cảm biến góc nghiên xe, cảm biến tốc độ, … 


Gọi ngay cho chúng tôi theo số 036.49.56789. 

Trụ sở tại Hà Nội: 592 Nguyễn Khoái, Hai Bà Trưng. 

Sản phẩm bán và phân phối tại các đại lý toàn quốc, các tỉnh thành Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng..., đồng thời đã xuất hiện trên các trang thương mại Lazada, Shopee, Sendo,…


Mới hơn


Top